Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Quân Nga tiến vào Kharkov, ông Zelensky kêu gọi người dân Ukraine bình tĩnh
    Tin Việt Nam
Việt Nam sẽ tích cực thúc đẩy các chương trình hợp tác thực chất giữa ASEAN-Anh
    Tin Cộng Đồng
Thư thăm hỏi bà con bị thiệt hại tại vụ cháy trung tâm thương mại ở Ba Lan
    Tin Hoa Kỳ
Đổi màu mau lẹ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Những điều ít biết trong bê bối gián điệp Mỹ - Đức
Việc có tới hai điệp viên Mỹ làm việc trong các cơ quan Chính phủ Đức bị Berline phát giác đã trở thành sự kiện vô tiền khoáng hậu, gây tổn thất nặng nề cho mối quan hệ tin cậy giữa 2 nước, đặc biệt sau bê bối NSA do thám trên mạng và nghe lén điện thoại của Thủ tướng Đức Angela Merkel.

 


Điệp viên hai mang là ai?

 

Các nhân vật trong câu chuyện gián điệp Mỹ - Đức đều chỉ được tiết lộ tên và viết tắt họ trên báo chí Đức. Điệp viên đầu tiên có tên là Markus R. - nhân viên 31 tuổi của Cơ quan Tình báo Liên bang Đức (BND), đang làm gián điệp cho Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), nhưng lại bất ngờ bị bắt bởi phản gián Đức khi đang “chào hàng” với Nga một số tài liệu có chọn lọc. Nghi phạm thứ hai là một quan chức Bộ Quốc phòng Đức có tên là Lenonid K. Mặc dù mới là nghi ngờ nhưng ít nhất sự việc cũng gây hiểu lầm và phải chờ câu trả lời từ thời gian. Ngoài ra, trong vụ bê bối này, Đức còn trục xuất Trưởng Cơ quan CIA tại Berlin - một người được mô tả trên báo chí Đức như là một chàng trai thân thiện, một người có khả năng phát triển mạng lưới tuyệt vời, một người đậm chất Mỹ.

 

Thông tin về cơ quan làm việc của Markus R. có thể khiến nhiều người liên tưởng đến trường hợp của “người thổi còi” Edward Snowden - cựu nhân viên kỹ thuật hợp đồng của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA), nhưng kỳ thực, việc lật tẩy Markus R. lại hé lộ những điều khá ngạc nhiên về nhân vật sinh trưởng ở Đông Đức này.

 

Markus R. không có nổi một tấm bằng đại học hay bằng Abitur (bằng tốt nghiệp nghiệp trung học). Liệu anh ta có các kỹ năng tin học như Edward Snowden hay không thì chưa được xác minh, nhưng sự thật là anh ta đã bị phản gián Đức phát giác khi gửi một bức thư không được mã hóa qua hệ thống thư điện tử gmail đến Tổng lãnh sự quán Nga tại Munich, trong đó đề nghị được làm gián điệp cho Nga. Để chứng minh vai trò quan trọng của mình, viên sĩ quan này còn gửi kèm 3 tài liệu mật. Trong số đó có 2 tài liệu của Ủy ban Quốc hội điều tra hoạt động của NSA tại Cộng hòa Liên bang Đức. Cách thức chào hàng như vậy của Markus trước đó đã thành công khi làm việc với người Mỹ, chỉ có điều, lần này người Nga đã “không cắn câu”.

 




Tổng thống Barack Obama( trái) và thủ tướng Angela Merkel

 

Trước Cơ quan điều tra, Markus khai rằng, anh ta đã làm gián điệp cho Mỹ trong 2 năm và kiếm được tổng cộng 25.000 euro. Hai tài liệu “chào hàng” với người Nga nằm trong số 218 tài liệu mật được lấy từ những máy vi tính của BND mà anh ta đã chuyển cho CIA. Động cơ cộng tác với tình báo nước ngoài được viên sĩ quan BND gọi là “sự thật thà”.

 

Khác với Markus, nghi phạm thứ 2 trong scandal gián điệp Mỹ - Đức, người có tên Leonid K. là một người có phong cách quý tộc, sinh trưởng ở Tây Đức và có thể nói thành thạo 5 thứ tiếng và có nhiều bạn bè ở khắp nơi trên thế giới. Dường như không có điểm chung nào giữa Leonid và Markus, ngoại trừ cả hai đều thiếu tiền. BND có những bằng chứng về việc Leonid đã nhận quà tặng và khoản tiền 2.000 euro từ một người bạn Mỹ - người mà quan chức Bộ Quốc phòng Đức này đã gặp ở rất nhiều nơi, kể cả ở Kosovo. Mặc dù Leonid giải thích rằng, đó là một “tình bạn bình thường” và khoản tiền trên là một khoản vay cho một sự kiện liên quan đến đám cưới, mặc dù BND chưa thể kết luận Leonid có phải là điệp viên làm việc cho Mỹ hay không, nhưng rõ ràng, “tình bạn” đặc biệt này cũng đặt ra một dấu hỏi lớn.

 

Mỹ cần do thám gì ở Đức?

 

Tác giả Helpfully, Eli Lake đã giải thích những điều tình báo Mỹ thực sự muốn biết về Đức trên tờ The Daily Beast. Đó là những điều nằm trong là 3 chữ “C” sau: Chống khủng bố (counter-terrorism).) và chống phổ biến vũ khí hạt nhân (counter-proliferation) và chống tình báo (counter-intelligence).

 

Người Mỹ có lẽ không thể quên vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 đã được dàn dựng từ Hamburg, Đức, trước sự lơ là giám sát của tình báo Đức. Sau thất bại đó, Cơ quan An ninh Đức, Cơ quan Tình báo Nội địa Đức, Văn phòng Liên bang về bảo vệ Hiến pháp (BFV) bắt đầu coi trọng việc xử lý các mối đe dọa khủng bố hơn, với sự hỗ trợ đáng kể từ các đối tác tình báo Mỹ. Trong trường hợp CIA hay NSA có thông tin về các hoạt động khủng bố có thể xảy ra ở Đức, các quan chức Mỹ sẽ báo cho Đức biết về nguy cơ này.

 

Trong trường hợp Berlin trả lời rằng các nghi can chưa làm gì phạm pháp hay muốn có thêm thời gian để cài người vào điều tra nhóm khủng bố đó, thì Mỹ vẫn sẽ “đơn phương” triển khai lực lượng tình báo vào nước Đức mà không có sự hỗ trợ của Đức. Hành động này luôn tiềm ẩn nguy cơ bị phát giác và khiến Washington phải muối mặt.

 

Bên cạnh đó, tình báo Mỹ đặc biệt quan tâm tới các doanh nhân Iran ở Đức. Washington nghi ngờ trong số họ có những người đang tìm cách nỗ lực phá vỡ lệnh trừng phạt quốc tế áp đặt với Tehran. Mỹ bị ám ảnh bởi mối lo ngại những người Iran đang tìm cách mua các vật liệu dùng trong sản xuất vũ khí, đặc biệt là các vũ khí hủy diệt hàng loạt ở Đức để tuồn về nước họ.

 

Và sự thực là mặc dù là đồng minh, nhưng Mỹ luôn có tâm lý thiếu tin cậy và quan ngại về khả năng chống tình báo của Đức. Các cơ quan an ninh Đức từng có truyền thống bị thâm nhập bởi gián điệp Nga và bởi gián điệp từ những nước bạn bè. Đây là điều đã từng diễn ra từ Thế chiến thứ II. Heinz Felfe, Trưởng Cơ quan phản gián của BND bị tiết lộ từng là gián điệp cho Liên Xô vào năm 1961. Một điệp viên huyền thoại của Đông Đức là Gunter Guillaume cũng đã từng lọt vào Chính phủ Tây Đức và leo lên tới chức cố vấn cấp cao của Thủ tướng Willy Brandt cho đến khi bị phát giác vào năm 1974. Trong khi đó, việc các cựu thủ tướng Đức làm cho các công ty nhà nước của Nga và kỷ niệm sinh nhật với Tổng thống Nga Vladimir Putin, nhất là từ khi nổ ra khủng hoảng Ukraine cũng khiến Washington cảm thấy không yên tâm.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Quân Nga tiến vào Kharkov, ông Zelensky kêu gọi người dân Ukraine bình tĩnh (13-05-2024)
    Ukraine thay chỉ huy chủ chốt giữa lúc Nga tiến quân về Kharkiv (13-05-2024)
    4 tiểu đoàn Chechnya chuẩn bị tấn công vào Sumy? (12-05-2024)
    Chung cư Nga trúng pháo kích nghi từ Ukraine, 22 người thương vong (12-05-2024)
    Saudi Arabia tái khởi động tòa tháp cao nhất thế giới (12-05-2024)
    Cuộc tấn công của Nga khiến Ukraine lộ điểm yếu chết người (12-05-2024)
    Chung cư Nga trúng pháo kích nghi từ Ukraine, 22 người thương vong (12-05-2024)
    Nghị sĩ Đức đề xuất NATO áp đặt vùng cấm bay ở miền Tây Ukraine (12-05-2024)
    Israel vẫn nhận được hàng tỷ USD vũ khí dù Mỹ tạm dừng cung cấp (10-05-2024)
    Tổng thống Nga Vladimir Putin đệ trình ứng cử viên Thủ tướng lên Hạ viện (10-05-2024)
    Mỹ trừng phạt nhiều công ty Trung Quốc liên quan vụ khinh khí cầu do thám (10-05-2024)
    Mỹ dọa dừng cấp vũ khí cho Israel: Bề nổi của tảng băng chìm (10-05-2024)
    'Làm ngơ' với khí đốt Nga đủ lâu, đã đến lúc EU đặt lên 'bàn cân', xuất hiện lỗ hổng lớn (10-05-2024)
    Ukraine đang giấu mình trong lòng đất (10-05-2024)
    Nga 'tố' Ukraine tấn công ngay trước Ngày Chiến thắng (09-05-2024)
    Campuchia nói về sự hiện diện của 2 tàu chiến Trung Quốc ở quân cảng Ream (09-05-2024)
    Iran cảnh báo thay đổi học thuyết hạt nhân nếu sự tồn tại bị Israel đe dọa (09-05-2024)
    Ukraine lo sợ Nga sẽ tiến sâu vào trung tâm nếu giành được Chasiv Yar (09-05-2024)
    Nga dọa phản công nếu Mỹ-Nhật Bản 'lấn tới' ở Viễn Đông, cảnh báo Tokyo về yêu sách lãnh thổ (09-05-2024)
    Những lãnh đạo nước ngoài tham dự lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng ở Nga (09-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Báo Anh: Hội chứng "thêu dệt ký ức" của Trung Quốc (20-07-2014)
    Trung Quốc quyết dồn Mỹ-Nhật vào chân tường (Kỳ I) (20-07-2014)
    Nga tung đòn trả đũa Mỹ vì cuộc chiến Ukraine (20-07-2014)
    MH17: 1 tên lửa, 2 kịch bản Ukraine (20-07-2014)
    "Củ cà rốt năng lượng" của Nga tại Mỹ Latinh (19-07-2014)
    MH17 và ngôn ngữ phi nhân của chiến tranh (19-07-2014)
    MH17 bị bắn rơi: Truyền thông Nga - phương Tây bút chiến (19-07-2014)
    “Tử huyệt” của tân Thủ tướng Italia (19-07-2014)
    Xung quanh vụ tai nạn của chiếc Boeing-777 mang số hiệu MH17 (Kỳ II) (19-07-2014)
    Nguồn sáng vĩ đại Nelson Mandela (18-07-2014)
    Hồ sơ mật: “Vở kịch tinh xảo” của tình báo Mỹ trên không phận Liên Xô (18-07-2014)
    Kurdistan: Lên tiếng đòi độc lập (18-07-2014)
    Dải Gaza đứng trước kịch bản chiến tranh như hồi năm 2008 (18-07-2014)
    Máy bay Malaysia bị bắn vì giống chuyên cơ của Tổng thống Nga? (18-07-2014)
    Xung quanh vụ tai nạn của chiếc Boeing-777 mang số hiệu MH17 (Kỳ I) (18-07-2014)
    ISIL - Mối đe dọa lớn đối với Trung Đông (17-07-2014)
    Vì lợi ích chung, Ấn Độ và Băng-la-đét ngừng tranh chấp biển (17-07-2014)
    "Tập Cận Bình khởi động trò chơi địa chiến lược từ World Cup Brazil" (17-07-2014)
    Cuộc “thay máu” của nội các Anh (17-07-2014)
    Vì sao ông Putin và nước Nga sẽ "đứng vững" sau lệnh trừng phạt của Mỹ? (17-07-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153040090.